Các Yếu Tố Của Nghệ Thuật Và Các Nguyên Tắc Của Nghệ Thuật Là Gì?

Nếu bạn đang làm trong ngành về lĩnh vực nghệ thuật chắc hẳn bạn sẽ phải thuộc long các yếu tố và nguyên tắc của nghệ thuật. Đây là những kiến thức giúp người nghệ sĩ, nhà thiết kế đưa ra những ý tưởng và sắp xếp nó một cách thống nhất, nhằm mang đến sự hài hòa tổng thể cho một sản phẩm nghệ thuật. Vậy các yếu tố của nghệ thuật bao gồm những gì và các nguyên tắc của nó như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  1. Các yếu tố của nghệ thuật bao gồm những gì?

Tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực nghệ thuật được cấu thành bởi 7 yếu tố gồm hình khối, đường nét, hình dạng, màu sắc, chất liệu, không gian, sắc độ. Cụ thể như sau:

Hình khối – Form:  Là một yếu tố của nghệ thuật trong không gian 3 chiều. Có 3 giá trị để đo đạc yếu tố hình khối đó là chiêu rộng, chiều cao và chiều sâu (ví dụ như trong một khối lập phương, hình chóp, hình trụ, hình cầu).

Hình dạng – Shape: Được tạo thành khi các đường nét gặp nhau. Đây là một yếu tố của nghệ thuật trong không gian 2 chiều. Hình dạng thì phẳng hoặc bị giới hạn bởi chiều cao hoặc chiều rộng. Một số hình dạng quen thuộc như hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình ovan, hình hữu cơ, hình phức tạp, …

Đường nét – Line: đường nét có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Đường nét có trong không gian 2D và 3D. Có rất nhiều loại đường nét như đường thẳng, đường cong, đường zic zắc, đường ngang, đường lượn song, đường vuông góc, đường đứt đoạn.

Màu sắc – Color: chính là thứ chúng ta nhìn thấy do phản xạ ánh sáng của mọi vật xung quanh chúng ta. Đây là yếu tố nghệ thuật được tạo thành từ 3 thuộc tính gồm tông màu, sắc độ và cường độ. Các yếu tố thị giác của Màu sắc có tác động mạnh mẽ vào cảm xúc của con người. Đó là yếu tố mà những người trong lĩnh vực nghệ thuật sử dụng để tạo ra tâm trạng hoặc không khí cho một tác phẩm.

Chất liệu – Texture: là yếu tố nghệ thuật đề cập đến việc các mọi thứ được cảm nhận thông qua cái nhìn hoặc khi chạm vào. Cảm giác về chất liệu được tạo thành thông qua kinh nghiệm. Khi bạn sờ vào một tâm lụa bạn sẽ cảm nhận thấy sự mềm mại của nó.

Không gian – Space: có thể là không gian hai chiều, không gian ba chiều. Không gian có thể sản sinh ra cảm giác tích cực hoặc tiêu cực đối với từng đối tượng cụ thể. Nếu bạn sống trong một không gian quá nhiều đồ nội thất bạn sẽ cảm thấy gò bó, chật chội, bức bối. Nhưng nếu không gian đó lược bỏ bớt các đồ vật, chỉ để lại những yếu tố cần thiết thì bạn sẽ cảm thấy không gian đó thoáng đãng, rộng rãi.

  1. Các nguyên tắc của nghệ thuật

  • Nguyên tắc Cân Bằng: đây là một trong những nguyên tắc quan trọng và cần có trong nghệ thuật. Bất kỳ một sản phẩm nghệ thuật nào cũng phải thực hiện tốt yếu tốt cân bằng. Nó là sự kết hợp các yêu tố để tạo cảm giác ổn định hay cân bằng cho một tác phẩm.

 

Khóa học thiết kế nội thất: https://awe.edu.vn/khoa-hoc-thiet-ke-noi-that-awe

  • Nguyên tắc tương phản: đây là nguyên tắc cần chú ý cho thiết kế của designer. Nguyễn tắc này nói đến việc sử dụng các yếu tố đối lập nhau để tạo nên vẻ nghệ thuật cho sản phẩm. Nếu sử dụng quá nhiều điểm giống nhau sẽ tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán, nhạt nhẽo, do vậy áp dụng nguyên tắc tương phản sẽ mang đến sự độc đáo cho tác phẩm. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều sự tương phản sẽ dễ đánh mất sự hài hòa, gây cảm giác khó hiểu cho người nhìn. Tương phản có thể xảy ra khi bạn sử dụng yếu tố về màu sắc (nóng-lạnh), hình khối (đặc-rỗng), đường nét (thẳng-cong), …

  • Nguyên tắc chuyển động: nguyên tắc này được sử dụng để tạo ra cảm giác hành động cho một tác phẩm. Bằng cách sắp xếp các thành phần theo một cách nào đó mà người thiết kế có thể kiểm soát sự chuyển động của mắt người nhìn xung quanh tác phẩm đó, hướng họ nơi đặt tầm nhìn trong suốt tác phẩm nghệ thuật.

  • Nguyên tắc đồng nhất: người thiết kế sử dụng các thành phần, yếu tố, đổi tượng hay màu sắc giống nhau xuyên suốt tác phẩm của mình. Tất cả yếu tố thiết kế này có nhiệm vụ bổ sung cho nhau chứ không tạo sự chú ý của riêng nó.
  • Nguyên tắc nhịp điệu: là sự sắp đặt có yếu tố lặp đi lặp lại trong tác phẩm nghệ thuật để tạo nhịp độ hoặc nhịp điệu thị giác. Chúng ta thường bắt gặp nguyên tắc này trong đời sống hàng ngày, đó có thể là những hàng cây bên đường, hay những hàng gạch hoa viên lặp đi lặp lại, nhịp điệu của một bài hát. Nguyên tắc nhịp điệu giúp người thiết kế truyển tải cảm xúc đối với từng sản phẩm.

  • Nguyên tắc tỉ lệ: nó thể hiện mối quan hệ hài hòa giữa hai hay nhiều yếu tố trong một tác phẩm, nó có thể liên quan đến màu sắc, kích thước, sắc độ, số lượng. Sử dụng tốt nguyên tắc này là cách để tạo sự cân bằng.

  • Nguyên tắc nhấn mạnh: đây là nguyên tắc mà người thiết kế sử dụng nhằm tạo sự tập trung cho người xem vào một chi tiết nào đó. Nếu tất cả các yêu tốt đều bằng nhau thì sẽ không tạo được điểm nhấn, không có sự nhấn mạnh. Do vậy người thiết kế lựa chọn nguyên tắc nhấn mạnh để tạo sự nổi bật cho tác phẩm. Những yếu tố cần phải nối bật thì sẽ cần được nhấn mạnh. Sự nhấn mạnh làm cho mẫu thiết kế trở nên sinh động. Sự tương phản về màu sắc, hình khối, chất liệu, nhịp điệu làm nên ưu thế của 1 chi tiết so với tổng thể.

Học Thiết Kế Nội Thất

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *