Nhiệm Vụ Hàng Ngày Của Một Nhà Thiết Kế Nội Thất Là Làm Gì?

Nhà thiết kế nội thất đảm nhiệm công việc lên ý tưởng thiết kế không gian sống, làm việc bên trong công trình kiến trúc. Mỗi khi nhận một dự án mới, họ phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và sử dụng kỹ năng sáng tạo của mình để đưa ra giải pháp thiết kế.

Công việc hằng ngày của nhà thiết kế nội thất chủ yếu là làm việc tại phòng thiết kế, kết hợp với các phần mềm 2D và 3D để thực hiện bản vẽ thiết kế của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng chỉ ngồi tại văn phòng mà người thiết kế còn gặp gỡ khách hàng, xuống công trình để tiến hành đo đạc, đưa bản vẽ xuống xưởng sản xuất và thực hiện giám sát thi công. Cùng tìm hiểu nhiệm vụ của nhà thiết kế nội thất là gì nhé.

Công Việc Hàng Ngày Của Một Nhà Thiết Kế Nội Thất

  1. Khảo sát hiện trạng công trình

Thiết kế nội thất là phần tiếp nối của thiết kế kiến trúc. Do vậy, công việc khảo sát hiện trạng kiến trúc, đo đạc công trình là phần không thể thiếu trong bước khởi động của người thiết kế. Ngay cả khi bạn có bản vẽ thiết kế từ kiến trúc sư thì công việc đo dạc hiện trạng là rất cần thiết và không thể bỏ qua, bởi có thể đã có một số thay đổi trong quá trình thi công. Việc trực tiếp xuống công trình để đo đạc cũng giúp người thiết kế kiểm tra đầy đủ và tránh những sai sót, thiếu chính xác trong quá trình thiết kế.

  1. Tìm hiểu nhu cầu, sở thích của khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng, cảm nhận không gian sống của họ chứ không phải người thiết kế. Đó là lý do việc tìm hiểu nhu cầu của gia chủ rất quan trọng. Một thiết kế nội thất tốt là khi người thiết kế hiểu rõ đặc điểm của khách hàng, nhu cầu, sở thích, tính cách và thói quen của người sử dụng nó.

Phòng ngủ của người lớn chắc chắn sẽ khác phòng ngủ của trẻ em. Hay phòng ngủ của một bé gái cũng khác phòng ngủ của một em bé trai. Hoặc bạn thiết kế  cho một nhà hàng, Spa, khách sạn,… đối tượng sử dụng mà bạn nghiên cứu cũng khác nhau bởi mỗi loại hình không gian phục vụ những nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Từ những đặc điểm về khách hàng mà bạn nghiên cứu, bạn sẽ dễ dàng lên ý tưởng thiết kế để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tối đa tiện ích họ nhận được.

Khóa Học Thiết Kế Nội Thất CHUYÊN NGHIỆP AWE Học Nghề Toàn Diện

  1. Thiết kế công năng sử dụng

Thiết kế nội thất ngoài đạt giá trị về thẩm mỹ, trước hết có phải tiện lợi cho việc sử dụng. Nội thất không chỉ để nhìn ngắm, mà trước hết phải tiện lợi cho việc sử dụng. Trước khi lên ý tưởng cho công trình, nhà thiết kế phải hoàn thiện phương án bố trí các hạng mục nội thất trên mặt bằng. Và nó phải đáp ứng được yếu tố thuận tiện, tối ưu trong quá trình lưu thông đi lại giữa các phòng. Có nghĩa, các đồ vật phải ở đúng vị trí chức năng của nó để khi đi lại chủ nhà không bị vướng vào đồ vật khác, hay cảm thấy bất tiện.

  1. Lên ý tưởng và tìm phong cách chủ đạo

Phong cách thiết kế nội thất là yếu tố chính tác động đến giá trị thẩm mỹ của không gian và cảm nhận của mọi người khi bước vào không gian đó.

Tùy vào nhu cầu của khách hàng để chúng ta lựa chọn phong cách chủ đạo. Khách hàng thích một không gian hoành tráng, sang trọng hay một không gian hiện đại, nhẹ nhàng, trẻ trung. Đôi khi các nhà thiết kế không cần tìm ý tưởng chủ đề của riêng mình, mà tư vấn cho khách hàng các phong cách tiêu biểu như hiện đại, cổ điển, … Với những phong cách có sẵn kết hợp với tư duy sáng tập của mình, nhà thiết kế sẽ điều chỉnh và kết hợp các yếu tố khác để đạt được yêu cẩu của khách hàng.

  1. Thiết kế màu sắc, vật liệu, kiểu dáng của các hạng mục nội thất

Ở bước này, dựa vào phong cách chủ đạo, người thiết kế lựa chọn màu sắc, vật liệu cho không gian. Các kiến thức chuyên ngành về thẩm mỹ, màu sắc, bố cục tạo hình sẽ phát huy tác dụng ở giai đoạn này. Bên cạnh đó, việc am hiểu về chất liệu vật liệu giúp bạn định hướng và tư vấn cho khách nên sử dụng những vật liệu nào, công năng sử dụng, các mẫu mã và giá thành phù hợp với ngân sách tài chính của họ. Hầu hết các nhà thiết kế thường có sẵn thư viện vật liệu được cập nhật thường xuyên từ nhà cung cấp nên công việc này không quá khó.

Người thiết kế có thể lựa chọn các mẫu đồ nội thất như giường, tủ, bàn ghế, sofa, … có sẵn do các nhà sả xuất cung cấp. Tuy nhiên, hầu hết người thiết kế sẽ thiết kế kiểu dáng của các đồ vật này để phù hợp hơn với phong cách mà họ lựa chọn và trông hài hòa về tổng thể.

  1. Lên bản vẽ 2D, 3D

Sau khi ý tưởng đã hoàn thiện, công việc tiếp theo đó là sử dụng các phần mềm diễn họa nội thất 2D, 3D để hiện thực hóa ý tưởng thành những hình ảnh 3D chính xác và trông chân thực nhất. Để làm được điều này đòi hỏi người thiết kế phải thuần thạo các công cụ phần mềm như Autocad, 3Dsmax, Vray, Photoshop. Sau khi hoàn thành xong bản vẽ này, người thiết kế sẽ gửi khách hàng xem và duyệt. Và thực hiện bổ sung, sửa đổi theo ý kiến của khách hàng nếu có.

Có thể bạn quan tâm: Học thiết kế 3D

  1. Giám sát thi công

Người thiết kế nội thất không chỉ thực hiện công việc thiết kế, mà họ cũng phải theo dõi quá trình sản xuất đồ nội thất, thi công công trình một cách thường xuyên.

Bạn là người trực tiếp xuống các xưởng sản xuất trong quá trình sản xuất sản phẩm, kiểm tra các hạng mục đó đã đúng theo thiết kế, kích thước, màu sắc, vật liệu như trong hồ sơ thi công do bạn thực hiện hay chưa. Nếu có những sai sót, hay chất lượng chưa đạt yêu cầu bạn cần thông báo với chủ xưởng để tiến hành khắc phục. Trong quá trình thi công lắp đặt tại công trình, người thiết kế phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo tiến độ công trình và các đội thi công tiến hành lắp đặt đúng bản vẽ.

Tham khảo thêm:

Những Điều Cần Biết Khi Bạn Muốn Theo Nghề Thiết Kế Nội Thất

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *